Nghĩ về tiềm năng văn hóa Điện Biên Đông

Những ngày này, khắp nơi trên địa bàn huyện Điện Biên Đông như còn đó không khí Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập huyện (7/10/1995-7/10/2015) và đón nhận Huân chương Lao động hạng ba. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện về triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH; thời gian qua trên địa bàn cảm giác như có một luồng không khí mới đang thổi vào đời sống xã hội, làm thức dậy những tiềm năng văn hoá truyền thống…

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Điện Biên  Đông đạt được trong 20 năm qua. Bên cạnh đó, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ rõ Điện Biên Đông hiện vẫn là huyện nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, tệ nạn xã hội vẫn còn diễn biến phức tạp. Trong nhiệm kỳ tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Điện Biên Đông khắc phục khó khăn, quyết tâm xây dựng huyện nhà ngày càng phát triển.

nghi ve tiem nang van hoa dien bien dong - Nghĩ về tiềm năng văn hóa Điện Biên Đông

Nhận thức sâu sắc tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Đảng, nhà nước về xây dựng văn hóa để văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển KT-XH; trên cơ sở định hướng chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và Nghị quyết đại hội lần thứ IV (nhiệm kỳ 2010-2015) của Đảng bộ huyện Điện Biên Đông. Phấn đấu 70% gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 80% thôn, tổ, bản được công nhận và giữ vững danh hiệu “Tổ dân cư văn hóa”, “Bản văn hóa”; 90% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước đạt chuẩn văn hóa, 95% hộ gia đình công nhân viên chức trong huyện đạt chuẩn văn hóa. Theo báo cáo của cơ quan chức năng huyện: Phong trào xây dựng khu dân cư, gia đình, thôn bản, tổ dân phố và cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa… được Điện Biên Đông triển khai đồng bộ, rộng khắp, tạo bước chuyển đáng kể trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân. 14 xã, thị trấn thực hiện phong trào với các giải pháp đồng bộ, bình xét các danh hiệu văn hóa đảm bảo công bằng, khách quan; xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; đưa nội dung của phong trào vào hương ước, quy ước của các thôn, bản, tổ dân phố… Các cơ quan, đơn vị, trường học thường xuyên chăm lo khuôn viên xanh – sạch – đẹp, xây dựng tập thể đoàn kết tốt. Đến nay, toàn huyện có trên 6.000 hộ được công nhận là gia đình văn hóa.

Tất cả những kết quả trên, đương nhiên sẽ tạo ra môi trường tốt cho văn hoá – văn nghệ sinh sôi, phát triển. Điều thuận lợi lớn nhất với Điện Biên Đông là, hầu hết cư dân là bà con các dân tộc thiểu số. Qua kiểm tra phong trào tại cơ sở cho thấy, đa số các xã đều làm tốt công tác lãnh đạo chỉ đạo và triển khai phong trào theo đúng quy trình, trong quá trình thực hiện phong trào tại cơ sở đang dần có sự đổi mới với những bước phát triển tích cực ngày càng sát thực tế, từng bước làm thay đổi bộ mặt ở nông thôn, ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp thực hiện tốt phong trào cơ sở. Triển khai các hướng dẫn của Trung ương và tỉnh về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục đăng ký, xét công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” tại 14/14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện; hướng dẫn cơ sở xây dựng hương ước, quy ước. Phấn đấu mỗi tổ, bản có một hương ước, quy ước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được các cấp, các ngành tiến hành thông qua các hội nghị, các cuộc họp dân, các chương trình hoạt động lồng ghép của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ. Ngoài ra còn tuyên truyền các bản tin trên hệ thống đài truyền thanh – truyền hình huyện, trạm truyền thanh các xã; cổ động trên panô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu. Đội thông tin lưu động tổ chức tuyên truyền, biểu diễn hàng trăm buổi tại cơ sở. Trong đó, chú trọng tuyên truyền sâu rộng các chương trình phát triển KT-XH, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, giải quyết việc làm, phong trào làm đường giao thông nông thôn, xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm, xây dựng địa bàn không có tệ nạn xã hội… Nhờ đó đã góp phần làm cho cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương và các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là người dân nhận thức rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc xây dựng các danh hiệu văn hóa trong đời sống xã hội. Trên cơ sở đó từng bước ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giảm tệ nạn xã hội, lành mạnh hóa môi trường dân cư.

Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy trong cái khó về năng lực nhận thức của đồng bào, lại có cái dễ về truyền thống, về sự sẵn sàng chờ có người phát động. Tại thời điểm này, bà con dân tộc Xinh Mun ở xã Chiềng Sơ đã và đang tự làm mất đi nhiều vốn văn hoá của mình. Bằng chứng xác thực nhất cho kết luận trên, đấy là việc nhiều người dân tộc Xinh Mun chính gốc nhưng nói tiếng Thái còn giỏi hơn tiếng Xinh Mun; thậm chí có những người Xinh Mun không nói được tiếng Xinh Mun.  Cùng với tiếng nói là các phong tục, tập quán khác và cùng với dân tộc Xinh Mun là một số dân tộc khác, cũng đã và đang “hội nhập” một cách hoàn toàn vô thức, trong cuộc sống cộng cư nhiều trăm năm nay. Phải chăng ở đây, chúng ta không thật yên lòng khi thiếu vắng chức năng dự báo chủ động, thường xuyên của cơ quan văn hóa các cấp?

Với huyện Điện Biên Đông nói riêng và tỉnh Điện Biên nói chung, một khi chúng ta muốn văn hoá thật sự trở thành “động lực tinh thần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội”, thì rất cần những cuộc kiểm kê văn hoá được thực hiện một cách toàn diện, chính xác, khoa học và tỉ mỉ, để từ đó xem ta còn giữ được cái gì cả về định tính lẫn định lượng…

Bài viết liên quan

Xem thêm:  Tổng hợp những câu nói hay về vận may trong cuộc sống nổi tiếng nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *